Phần mềm, website TMĐT

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP: Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ ...

Phần mềm, website TMĐT

I. Thông tin chung

1. Website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:

  1. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
  2. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

2. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
  2. Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
  3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
  4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
  5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
  6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

3. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:

  1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
  2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

  1. Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.
  2. Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.

I. Chức năng, tính năng của giải pháp

  1. Chức năng hiển thị hình ảnh, video với độ phân giải cao

Người mua hàng muốn nhìn thấy nhiều góc độ của sản phẩm bạn đăng tải, thậm chí là cách dùng chúng trong các môi trường khác nhau. Họ muốn có thể phóng to và cảm nhận được sản phẩm.

Tuy nhiên khi sử dụng hình ảnh chất lượng hãy đảm bảo rằng trang của bạn có khả năng load nhanh. Theo Adobe, hình ảnh không tải được hoặc mất quá nhiều thời gian để tải sẽ tăng tỉ lệ thoát trang của người dùng lên đến 39%

Hình ảnh giúp bạn bán được sản phẩm. Vì vậy các website thương mại điện tử cần có chức năng hiển thị ảnh tốt, thậm chí là nhiều ảnh cho mỗi sản phẩm.

  1. Chức năng đánh giá sản phẩm

92% người mua hàng đọc các đánh giá sản phẩm từ các người dùng khác và đưa ra quyết định mua hàng từ đây. Đánh giá sản phẩm là một cơ sở để khách hàng biết được mình có nên mua sản phẩm đó hay không. Hiển thị các đánh giá theo dạng sao hay bình luận từ người dùng là yếu tố không thể thiếu trong một website thương mại điện tử.

  1. Hiển thị các khuyến mãi, ưu đãi mới nhất

Hầu hết các trang web thương mại điện tử ngày nay đều đang sử dụng chức năng phiếu mua hàng đặc biệt hoặc các ưu đãi mới nhất trong các vị trí cố định như tiêu đề, thanh menu, hay slidebar chạy xuyên suốt ở đầu hoặc cuối trang để khách hàng có thể nhìn thấy và tham khảo, mặc dù khuyến mãi hay ưu đãi đó có liên quan đến sản phẩm họ đang tìm kiếm hay không.

  1. Chức năng lọc, tìm kiếm sản phẩm nâng cao

Với khối lượng sản phẩm lớn từ các website thương mại điện tử, các khách hàng thường có nhu cầu lọc ra danh sách các sản phẩm mà họ cần. Và nếu website thương mại của bạn muốn làm hài lòng mong muốn này, chắc chắn bạn cần phải tối ưu hóa bộ lọc sản phẩm.

Một số website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay đã tích hợp các bộ lọc tìm kiếm chất lượng cao như lọc theo giá cả, lọc theo đánh giá, độ phổ biến, chất liệu sản phẩm, size… Nhờ vậy mà khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn và đánh giá cao hơn website của bạn.

  1. Các câu hỏi thường gặp, giải đáp thắc mắc

Các phần Hỏi đáp thường gặp cũng cung cấp khả năng tự trợ giúp để giải quyết các vấn đề chung của khách hàng. Người mua thường hỏi về hỗ trợ sản phẩm, trả lại, mất mật khẩu tài khoản… Và sẽ thật tuyệt khi hệ thống của bạn đã có sẵn các giải đáp một cách tự động. Việc khách hàng phải chờ đợi giải đáp -> gián đoạn quá trình mua hàng -> khả năng mất đơn hàng tăng sẽ không xảy ra với trang bán hàng chuyên nghiệp hoàn toàn của bạn.

  1. Trang liên hệ mua hàng

Nếu shop hay công ty bạn có các địa điểm bán hàng offline, đừng quên thêm danh sách cửa hàng chi tiết vào website với hệ thống bản đồ chỉ dẫn đường đi đầy đủ, chi tiết. Khi người mua đã có nhu cầu liên hệ hoặc muốn đến xem cửa hàng trực tiếp, 75% là họ đã có quyết định mua hàng, vì vậy hãy đảm bảo bước này được trơn tru và suôn sẻ

  1. Hiển thị sản phẩm liên quan

Để khách hàng có thể tham khảo nhiều hơn và tăng khả năng mua sản phẩm hơn, một website thương mại điện tử không thể thiếu chức năng hiển thị các sản phẩm thêm, sản phẩm tham khảo, sản phẩm khách hàng khác cũng mua…

  1. Các tùy chọn thanh toán nâng cao

Trong khi Apple Pay và PayPal đang chiếm lĩnh ưu thế, các tùy chọn thanh toán đa dạng và tiên tiến là tính năng bắt buộc phải có trong một website thương mại điện tử. Đối với các khách hàng có nhu cầu thanh toán online, bạn nên tạo điều kiện tốt nhất cho họ.

  1. Tính năng tương thích

Google đã tuyên bố, trong năm 2017, thiết kế website cần tương thích với các thiết bị di động, nếu không sẽ gặp phải nhiều đánh giá thấp về khả năng SEO, bởi ngày nay các thiết bị di động đã trở thành phương tiện truy cập thông tin chính của người dùng.

  1. Chức năng giỏ hàng, danh sách sản phẩm yêu thích

Sẽ hiệu quả hơn trong kinh doanh nếu website của bạn cung cấp cho khách hàng các tùy chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng, tạo list danh sách các sản phẩm yêu thích. Và dù khách hàng có mua hàng ngay hay không thì họ cũng có những trải nghiệm tốt trên website của bạn và chắc chắn sẽ quay lại vào lần sau.

Trên đây là 10 tính năng cần có của một trang website thương mại điện tử. Để tối ưu hóa trang website của mình, bạn nên thêm đầy đủ 10 tính năng trên cho hợp xu hướng. Ngoài ra, một số xu hướng khác có thể sẽ hữu dụng, xem thêm với Xu hướng thiết kế website được ưa thích của năm 2018 và 6 chiến lược phát triển thương mại điện tử

*** Nội dung được tổng hợp từ các bài viết từ internet, thuvienphapluat.vn, ChatGPT

Read more