Phần mềm quản lý hàng hoá, dịch vụ liên quan

Phần mềm quản lý hàng hoá, dịch vụ liên quan (nguồn gốc sản phẩm, nhà cung cấp, đơn vị giao vận, …)

Phần mềm quản lý hàng hoá, dịch vụ liên quan

I. Thông tin chung

1. Giải pháp truy xuất nguồn gốc là gì?

1.1. Nguồn gốc xuất xứ là gì

Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được người tiêu dùng xem là khu vực sản xuất, chế biến ra sản phẩm đó. Về bản chất thì nguồn gốc sẽ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hoá. Tuy nhiên nguồn gốc lại không có giá trị pháp lý, mà chỉ có giá trị thương mại mục đích để khẳng định nơi sản xuất hàng hoá thu hút người tiêu dùng.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN

1.2. Truy xuất nguồn gốc là gì?

Truy xuất nguồn gốc có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và ghi chép chi tiết các giai đoạn sản xuất, xử lý và vận chuyển của sản phẩm, hàng hóa. Việc này đảm bảo kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn theo quy định.

Trong trường hợp xảy ra vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc an toàn của sản phẩm, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc cho phép xác định nhanh chóng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục và ngăn chặn sự cố lặp lại trong tương lai.

Kế tiếp, thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ đảm bảo kiểm soát hiệu quả hơn đối với quá trình di chuyển và vận chuyển của sản phẩm, hàng hóa qua các bước trong chuỗi cung ứng.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN:

  1. Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh.
  2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc là hệ thống bao gồm hoạt động định danh sản phẩm, thu thập và lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm theo thời gian, địa điểm nhằm quản lý thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

1.3. Lợi ích của hoạt động truy xuất nguồn gốc

  • Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chuỗi cung ứng liên quan, góp phần hỗ trợ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khi sản xuất khi đến tay người tiêu dùng. Điều này giúp hạn chế tình trạng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.
  • Truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có thể biết được thông tin về sản phẩm, hàng hóa mà mình mua, bao gồm nguồn gốc, chất lượng. Từ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn, đảm bảo sức khỏe và lợi ích của mình.
  • Truy xuất nguồn gốc giúp ngăn chặn việc sao chép không hợp pháp và sản xuất hàng giả. Các thông tin chi tiết về nguồn gốc và quá trình sản xuất giúp phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả.
  • Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
  • Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm, hàng hóa. Điều này giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo vệ môi trường sống của con người.

1.4. Các dịch vụ ra đời

Hiện nay có khá nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu về nguồn gốc sản phẩm:

  • Dịch vụ Minh bạch thông tin
  • Giải pháp QR code cố định
  • Giải pháp QR code siêu liên kết
  • Giải pháp tem truy xuất nguồn gốc
  • Giải pháp Loyalty
  • Giải pháp Sell-out

II. Nội dung của giải pháp

1. Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ra sao?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, quy định:

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.
  2. Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc - Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

2. 04 nguyên tắc của hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu ra sao?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, quy định:

1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;

b) Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;

c) Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;

d) Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

3. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa;

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ) Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);

e) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

g) Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

h) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

i) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);

k) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

4. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phải bao gồm tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa;

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

e) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

g) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có).

6. Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được định danh mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu.

7. Vật mang dữ liệu để truy xuất nguồn gốc bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Thông tin sau khi giải mã bao gồm tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 5 Điều này. Thời gian tối thiểu bảo đảm lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

*** Nội dung được tổng hợp từ các bài viết từ internet, thuvienphapluat.vn, ChatGPT

Read more